Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Share Everywhere

Table of contents

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người. Do vậy có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực.

Mặt khác, nhân cách được xem là một chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực (đức và tài). Do vậy, quá trình phát triển phẩm chất và năng lực phải có sự cân đối và tương thích theo xu hướng đức và tài hài hòa nhau " tài đức vẹn toàn". Đức và tài không cân xứng nhau sẽ cho ra một nhân cách chưa hoàn thiện.

Trong quá trình giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học là một phương pháp dạy học ưu thế trong trường tư thục hướng người học tiếp cận gần hơn với phát triển nhân cách của mình.

1. Đặt vấn đề:

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người.

Do vậy, trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục... nhưng đều hướng tới mục tiêu nhân cách. Trong đó việc hình thành phẩm chất và năng lực con người (đức, tài) được quan tâm nhấn mạnh.

Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nói chung và phẩm chất, năng lực nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xã hội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại.

Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước ta cũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nếu như trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và giúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay, điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ.

Thật vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hình thành một hệ thống phẩm chất, năng lực đáp ứng được với yêu cầu mới. Hệ thống phẩm chất, năng lực đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lỳ, sinh lý của người học, phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học. Theo đó, những phát triển của phẩm chất, năng lực người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người.

2. Các khái niệm về nhân cách, phẩm chất và năng lực

2.1. Nhân cách

Khái niệm nhân cách trong tâm lý học

Theo các nhà tâm lý học, nhân cách được nhìn nhận với những góc độ như sau:

  • Nhân cách là cá thể hóa ý thức xã hội (V.X.Mukhina).[4]
  • Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định (A.G. Covaliop) [4]
  • Theo quan điểm tâm lý học mác-xít thì: Con người sinh ra không phải đã có sẵn nhân cách và cũng không phải nó bộc lộ dần từ các bản năng nguyên thủy. Nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động giao tiếp của mỗi người [5]. Hay như nhà tâm lý học nổi tiếng người Nga A.N. Leonchiep đã nói "Nhân cách là cái được hình thành, không phải cái được sinh ra". [2]

Khái niệm nhân cách trong giáo dục học

Dưới góc nhìn giáo dục học thì

  • Nhân cách là tổ hợp của những phẩm chất và năng lực, là đạo đức và tài năng được kết tinh ở mỗi con người.[2]
  • Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách phản ánh bản chất của xã hội của mỗi cá nhân và chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt động giao lưu. Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi, giải trí... con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình.[2].
  • Theo các nhà xã hội học thì nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. [4]

2.2. Phẩm chất và năng lực

Theo từ điển Tiếng Việt :

Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật. [3] Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục.

Cũng theo từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. [3] Hoặc: Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

3. Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách con người

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân.

  • Các yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt là những mầm mống của phẩm chất và tài năng, nhất là tài năng con người. các mầm mống cần được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì tài năng mới phát huy, tỏa sáng. Nếu không làm như vậy, mầm mống cũng bị mai một. Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò quyết định đến hình thành nhân cách.
  • Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác động và ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hòan cảnh sáng tạo ra con người nhưng trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn cảnh.
  • Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như: giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy các yếu tố bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạc của cá nhân. Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu hướng nào, giáo dục không quyết định được cho cá nhân. Giáo dục không là vạn năng.
  • Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

3.2 Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách

Bàn về các thành tố cấu tạo nên nhân cách, các nhà khoa học tâm lý và khoa học giáo dục đưa ra nhiều cấu trúc khác nhau về nhân cách: Loại cấu trúc 2 thành phần (đức, tài) của các nhà tâm lý học Việt Nam; loại cấu trúc 3 thành phần ( ý thức, tiềm thức, vô thức) của Freud; loại cấu trúc 4 thành phần ( nguồn gốc sinh học - đặc điểm quá trình tâm lý – vốn kinh nghiệm – xu hướng nhân cách ) của K.K.Platonop. Ngoài ra còn có các loại cấu trúc 2 tầng, loại cấu trúc 4 bộ phận, cấu trúc 5 đặc điểm...

Ở Việt Nam, loại cấu trúc nhân cách hai thành phần được nghiên cứu và vận dụng rộng rãi nhất là trong công tác giáo dục. Đó là quan điểm coi cấu trúc nhân cách gồm hai mặt cơ bản phẩm chất và năng lực (đức và tài). Trong đó phẩm chất bao gồm 4 nội dung gồm có:  phẩm chất xã hội, phẩm chất cá nhân, phẩm chất ý chí và phẩm chất ứng xử. Năng lực bao gồm 4 nội dung cơ bản: năng lực xã hội hóa, năng lực chủ thể hóa, năng lực hành động và năng lực giao tiếp. Đây có thể coi là phẩm chất và năng lực khung của nhân cách theo quan niệm cấu trúc nhân cách hai thành phần (đức, tài).

Theo quan niệm nói trên, nhân cách gồm 2 mặt thống nhất phẩm chất và năng lực (đức, tài). Trường hợp một cá nhân có đức và tài không thống nhất nhau như "tài cao đức kém" hay "đức trọng tài hèn" thì là những nhân cách chưa  hoàn chỉnh. Đối với nhân cách hoàn chỉnh thì khó phân biệt được giữa đức và tài, đức và tài hòa quyện nhau thành một chỉnh thể.

Do vậy mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực với phát triển nhân cách được diễn đạt như sau:

  • Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản của nhân cách.
  • Nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực.
  • Việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát  triển nhân cách.

Tóm lại, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực vừa là mục tiêu giáo dục (xét về mục đích, ý nghĩa của dạy học), vừa là một nội dung giáo dục (xét về các tiêu chuẩn, tiêu chí cần đạt của người học) đồng thời cũng là một phương pháp giáo dục (xét về cách thức thực hiện).

Do vậy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có một ưu thế vượt trội trong hình thành và phát triển nhân cách bởi vì nó hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ, ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm...), mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hình thành nhân cách. Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thế nào các hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách của mình.

4. Một số mô hình thực tiễn dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

4.1 Mô hình 4 trụ cột giáo dục của UNESCO

Mô hình 4 trụ cột của UNESCO có thể xem như một triết lý giáo dục của thế kỷ XXI. Đây là mô hình có sự đan xen hòa quyện giữa phẩm chất và năng lực trong nội dung của từng trụ cột. Ví dụ các trụ cột "học để làm người", "học để sống chung" là phẩm chất hay năng lực? – (có cả phẩm chất và năng lực).

Bảng 1: Bảng đối chiếu 4 trụ cột giáo dục với các phẩm chất, năng lực tương ứng

TT

Bốn trụ cột giáo dục của UNESCO

(The four pillars of education)

Các nhóm phẩm chất và năng lực tương ứng

 1

Học để biết (Learning to know)

Phẩm chất trí tuệ

Năng lực nhận thức

 2

Học để làm việc  (Learing to do)

Phẩm chất nghề nghiệp

Năng lực chuyên môn

 3

Học để sống chung (Learning to live together)

Phẩm chất xã hội

Năng lực xã hội hóa

 4

Học để làm người (Learning to be)

Phẩm chất ứng xử

Năng lực chủ thể hóa

4.2 Mô hình ba phẩm chất tám năng lực của Việt Nam.

Trong một dự thảo cho đổi mới về chương trình sách giáo khoa sau năm 2015. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực như sau. (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 05/8/2015).

Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm.

- Sống yêu thương gồm: Yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quê hương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới, nhân ái, khoan dung, yêu thiên nhiên.

- Sống tự chủ gồm: Sống trung thực; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tự hoàn thiện.

- Sống trách nhiệm gồm: Tự nguyện; chấp hành kỷ luật; tuân thủ pháp luật; bảo vệ nội quy, pháp luật.

Mỗi phẩm chất sẽ được Bộ nêu rõ những tiêu chí cụ thể hơn, cụ thể hóa trong chương trình theo từng cấp học.

Tám năng lực:

Gồm có năng lực tự học, năng lực tự gỉai quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

Trên đây là hệ thống phẩm chất, năng lực chung, khái quát, sẽ được cụ thể hóa trong chương trình sách giáo khoa của từng cấp học, môn học.

Tam nang luc

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu về phẩm chất năng lực của học sinh từng cấp học được thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện của học sinh đối với các thành tố tương ứng trong từng phẩm chất và năng lực.

Vai trò của các môn học đối với phát triển phẩm chất, năng lực theo các mức độ khác nhau.

Ví dụ trong phát triển năng lực người học.

Tất cả các môn học cần quan tâm và phải đóng góp phát triển các năng lực chung của học sinh và thể hiện theo các mức độ như:

+ Mức độ A: Môn học đóng vai trò chủ yếu đối với sự phát triển năng lực chủ yếu.

+ Mức độ B: Môn học góp phần phát triển năng lực tương ứng.

+ Mức độ C: Môn học tạo cơ hội phát triển năng lực tương đương.

Bảng 2 Bảng tóm tắt vai trò của các môn học trong hình thành năng lực học sinh (theo nguồn Bộ GD ĐT)

Vai trò của các môn học đối với việc phát triển năng lực chung của học sinh

Tên môn học, nhóm môn học

Các năng lực chung

Tự học

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Thẩm mỹ

Thể chất

Giao tiếp

Hợp tác

Tính toán

CNTT và TT

01.Tiếng Việt, Ngữ văn

A

A

A

C

A

B

C

C

02.Ngoại ngữ

A

A

A

C

A

B

C

B

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

15.Chuyên đề học tập

A

A

B

B

B

B

B

B

4.3. Những vận dụng trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.

4.3.1. Vận dụng qua sử dụng sách giáo khoa

- Mối quan hệ giữa dạy học phát triển phẩm chất, năng lực và dạy học trước đây ( chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ) được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2  Sơ đồ phẩm chất và năng lực trong mối quan hệ với các yếu tố tư tưởng, đạo đức, lối sống và kiến thức, kỹ năng, thái độ. 

Van dung trong day hoc

Theo sơ đồ trên, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học tuy có khác với dạy học trước đây nhưng có sự kế thừa, nâng lên từ phương pháp, nội dung dạy học trước đây.

Do vậy, mặc dù đến năm 2018 mới có sách giáo khoa cho chương trình mới theo khung chương trình tổng thể, nhưng hiện nay các trường có thể vận dụng được việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trên chương trình và sách giáo khoa hiện hành (sách của chương trình sau năm 2000). Điều đó thực hiện được bởi vì trong sách giáo khoa tri thức vẫn là tri thức khoa học, chỉ có sự chiếm lĩnh tri thức và ứng dụng sáng to tri theca mix là điều cần thay đổi và luôn thay đổi.

4.3.2. Vận dụng trong góp ý cho dự thảo chương trình tổng thể và chương trình cụ thể.

Chương trình tổng thể hiện nay còn mang tính dự thảo, chương trình cụ thể đang soạn thảo. Vì vậy khi tiếp cận, làm quen với việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học, người cán bộ quản lý giáo dục, người day sẽ phát hiện ra nhiều vấn đề có thể đóng góp hữu ích cho dự thảo chương trình tổng thể hiện nay và chương trình cụ thể trong thời gian tới.

5. Kết luận

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Sách tập tành học Learning Drupal 9 As A Framework Symfony

Sách tập tành học Learning Drupal 9 As A Framework Symfony

Learning Drupal 9 As A Framework là tài liệu tập trung vào phát triển và dạy cho bạn các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao về các thành phần Drupal 9 phiên bản mới, PHP hướng đối tượng và Symfony.
Poly English Viet Nam - Hệ thống Anh ngữ dành cho trẻ em

Ứng dụng hướng nghiệp cho trẻ độc quyền tại POLY

Với Smart Prediger - sản phẩm độc quyền của POLY, ứng dụng trong việc dự đoán nghề nghiệp cho bé dựa trên nghiên cứu của Tiến sĩ Dale. J. Prediger
Môn Toán và Khoa học Cambridge từng làm khó dễ rất đông trẻ em

Môn Toán và Khoa học Cambridge từng làm khó dễ rất đông trẻ em

Giúp con học giỏi 3 môn hệ Cambridge Primary: Math, Science, Global Enlish ngay hôm nay bằng phương pháp độc quyền LEAD Gifted & Talented Education
Nghỉ dịch kéo dài, các con không được đến trường, khiến trẻ

Nghỉ dịch kéo dài, các con không được đến trường, khiến trẻ

Hiểu được những khó khăn của cha mẹ trong việc tương tác, rèn luyện cho con tại nhà, Tân Thời Đại triển khai một số chương trình hoạt động đặc thù
Join 100,000+ students at PurpleTutor & enroll your child for coding classes

Join 100,000+ students at PurpleTutor & enroll your child for coding classes

Studies have shown that coding increases logic by 70% and promotes creativity in young minds