Kinh nghiệm viết thư xin việc khi đi du học

Giới thiệu khóa học tiếng Pháp và quy cách viết Email xin việc

Share Everywhere

Table of contents

Tìm kiếm công việc làm thêm khi đi du học là lựa chọn của đa số du học sinh bởi đây là cơ hội để các bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như nâng cao khả năng giao tiếp. Những lá thư xin việc sẽ là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với nhà tuyển dụng. Nhưng làm sao để có được một thư xin việc “đạt chuẩn” và “chất”?

Kết cấu một bức thư xin việc “chuẩn”

Việc viết một lá thư không phải là quá khó nhưng làm sao để đạt được ấn tượng đầu tiên từ lá thư lại là điều không hề đơn giản. Dù bạn muốn sáng tạo thế nào đi chăng nữa thì một lá thư xin việc cũng cần những nội dung sau đây:

  • Lời chào: Theo kinh nghiệm du học được các bạn chia sẻ, bạn hãy cố gắng tìm ra tên của nhà tuyển dụng bởi đó là cách ghi điểm đầu tiên với họ. Việc bạn biết chính xác ai là người bạn cần gửi thư đến chắc chắn sẽ “ăn điểm” hơn việc bạn chỉ ghi chung chung “dear sir/ madam”.
  • Đoạn đầu: thông thường nhiều bạn sẽ dành phần đầu tiên để giới thiệu tên tuổi cũng như vị trí mà bạn ứng tuyển, điều này sẽ là rất lãng phí. Có rất nhiều người cũng muốn tìm kiếm việc làm thêm khi đi du học như bạn, vậy bạn hãy đừng mắc sai lầm như họ. Hãy chinh phục các nhà tuyển dung ngay từ những câu chữ đầu tiên này. Hãy đưa những điều tốt nhất của bản thân lên đầu để tạo ra sự ấn tượng và để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn rất mong muốn và hoàn toàn phù hợp với vị trí đó. Ấn tượng đầu tiên sẽ có thể giúp bạn thành công nhưng cũng có thể khiến bạn thất bại ngay lập tức.
  • Đoạn thứ hai: hãy tỏa sáng bản thân ngay lúc này. Bạn vừa khẳng định những điều đặc biệt ở bản thân mình với nhà tuyển dụng và giờ là lúc bạn chứng minh điều đó với họ. Hãy thể hiện cho họ thấy tất cả những kỹ năng, chuyên môn và thành tích nổi bật của bạn bằng một câu chuyện gì đó chẳng hạn; đừng lặp lại y nguyên nội dung như trong CV bạn đã viết. Thay vì những từ ngữ cô đọng như trong CV bây giờ là lúc bạn thoải mái sử dụng giọng văn thân thiện, gần gũi nhưng chất chứa đầy nhiệt huyết của bạn để thể hiện “cá tính” của mình. Tuy nhiên cũng cần khiêm tốn, không được quá tự cao về bản thân vì điều đó có thể gây hại cho bạn.
  • Đoạn thứ ba: hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn hiểu về họ về vị trí tuyển dụng như thế nào. Việc này không hề khó vì bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin trên internet nhưng hãy lưu ý rằng đừng để họ đánh giá bạn đang copy những nội dung đã có sẵn về nhé.
  • Đoạn kết: hãy tóm gọn lại lý do vì sao bạn và công việc này “sinh ra là để cho nhau” trong khoảng 1 – 2 câu.
  • Kết thư: là nơi thể hiện với nhà tuyển dụng bạn rất mong muốn được nói thêm về bản thân mình trong buổi phỏng vấn sắp tới và bạn rất vui lòng gửi thêm bất cứ thông tin nào họ cần thiết. Và đừng quên ghi tên mình cuối bức thư sau từ “trân trọng,” nhé.

Điều cần lưu ý khi viết thư xin việc

  • Không nên viết quá 3 đoạn trong phần thân của bức thư.
  • Mỗi đoạn không nên viết quá dài chỉ cần từ 3 – 5 câu là đủ.
  • Nên copy nội dung thư xin việc vào ngay phần nội dung email để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đọc được ngay khi mở thư của bạn.
  • Hãy kiểm tra thật kỹ từ lỗi chính tả, lỗi diễn đạt cho tới nội dung bức thư bởi toàn bộ sự nghiệp của bạn thành bại bước đầu là từ chính bức thư này đó.

Khóa học giao tiếp tiếng pháp

Giới thiệu đến bạn khóa học phù hợp cho những bạn mong muốn hoặc đang làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Pháp; chuẩn bị đi du học, du lịch, công tác hoặc #định_cư_tại_Pháp hoặc các nước #nói_tiếng_Pháp.

STT

NỘI DUNG BÀI HỌC

1

Chào hỏi, tạm biệt.

2

Giới thiệu bản thân, làm quen: tên, tuổi, quốc tịch nghề nghiệp.

3

Một số mẫu câu giao tiếp cần thiết.

4

Cách nói giờ.

5

Hội thoại tại sân bay.

6

Hội thoại trên máy bay.

7

Cách diễn tả nhu cầu đổi tiền tệ.

8

Hỏi đường đến một địa điểm bạn mong muốn.

9

Cách đặt vé xe bus, tàu hỏa, tàu điện ngầm.

10

Hội thoại tại khách sạn.

11

Hội thoại khi đi mua sắm

12

Hỏi thông tin về những địa điểm tham quan: đường đi, giá vé, giờ đóng/mở cửa,…

13

Hội thoại tại nhà hàng khi gọi món, tính tiền.

14

Một số món ăn truyền thống của Pháp.

15

Hội thoại trao đổi về thời tiết.

16

Hội thoại tại phòng khám sức khỏe.

17

Cách diễn tả sự bắt buộc, đưa ra lời khuyên.

18

Cách đưa ra lời mời, mẫu câu diễn tả sự đồng ý hay từ chối lời mời.

19

Diễn tả kế hoạch, dự định trong tương lai.

20

Cách bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề.

21

Một số nét văn hóa đặc trưng của người Pháp và một số nước nói tiếng Pháp.

Trên đây là một vài kinh nghiệm viết thư, và nội dung khó học tiếng Pháp xin việc khi đi du học, mong rằng các bạn sẽ giành chiến thắng ngay từ bước đầu này nhé!

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Khóa học ngắn hạn về Sampling plans and Statistical Process control (SPC)

Khóa học ngắn hạn về Sampling plans and Statistical Process control (SPC)

Khoa Toán - Tin học tổ chức khóa học ngắn hạn về “Sampling plans and Statistical Process control (SPC)” do Giáo sư Sabine Mercier (Đại học Toulouse 2 Jean Jaurès; thành viên của Viện toán học Toulouse, Pháp) giảng dạy.

Lớp luyện thi DELF DALF và lớp luyện thi TCF năm 2021

DELF-DALF là một trong những tấm bằng quan trọng để bạn có thể chạm tay đến ước mơ du học

13 khái niệm chất nhất để chuẩn bị đi du học tại Châu Âu, Châu Úc

Ngày nay, du học không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Việc du học thậm chí đã trở thành trào lưu ở rất nhiều địa phương, trường học. vậy đi du học cần những điều gì ?