Energy Storage for Green Energy tại Vinhomes Ocean Park Gia Lâm
Để trung hòa cacbon, cần phải thực thi chuyển đổi năng lượng, giảm thiểu khai thác năng lượng hóa thạch (dầu, khí, than đá) thay vào đó là các nguồn năng lượng sạch như điện khí LNG, nguồn năng lượng tái tạo (Solar Roottop, offshore Wind, Wave/Tidal power, geothermal), heat pumped, phát triển hệ thống lưới điện thông minh để phân phối truyền tải hợp lý, giảm tổn thất, áp dụng các công nghệ dự báo AI, ML hiện đại, và giải pháp lưu trữ năng lượng.
Để phát triển đồng bộ, đòi hỏi sự thay đổi công nghệ quan trọng và kéo theo sự phát triển của các vật liệu tiên tiến. Vấn đề khoáng sản Lithium và đất hiếm REE rất quan trọng trong việc chế tạo Pin lưu trữ và các thiết bị liên quan đến năng lượng sạch.
Vấn đề chế tạo pin lưu trữ có liên quan mật thiết đến khai khoáng, trong đó có liên quan đến Litthium, đất hiếm, Coban,...Coban là một thành phần thiết yếu của pin xe điện, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách
Mỹ bước vào thị trường năng lượng tái tạo châu Phi, cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), hai quốc gia châu Phi giàu tài nguyên đã ký một biên bản ghi nhớ với Mỹ với cam kết tài trợ và cung cấp chuyên gia cho các ngành công nghiệp khai thác mỏ tại đây.
Tại lễ ký kết ở thủ đô Washington, D.C. ngày 13/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ, Bộ thương mại và Cơ quan Thương mại và Phát triển nước này sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho chuỗi giá trị xe điện ở hai nước châu Phi.
Nhà chức trách cho biết Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ và Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế cũng sẽ khai thác các cơ chế tài chính và hỗ trợ để đầu tư vào chuỗi giá trị xe điện châu Phi. Trong lễ ký kết, Tổng thống DRC Félix Tshisekedi cho biết Mỹ đi đầu trong việc chế biến các sản phẩm chiến lược và khoáng sản chiến lược trong khi DRC có rất nhiều loại khoáng sản này.
“Chúng tôi sẵn sàng nói về mối quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi với khả năng chuyển đổi các khoáng sản này ở DRC để tạo ra chuỗi giá trị dẫn đến tạo ra hàng nghìn việc làm”, nhà lãnh đạo phát biểu tại buổi lễ được tổ chức bên lề Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi.
Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema cũng tham dự buổi lễ. Stanley Kakubo, Bộ trưởng Ngoại giao Zambia, cho biết việc ký kết bản ghi nhớ phù hợp với chương trình công nghiệp hóa đất nước của Zambia, đồng thời cung cấp việc làm và tạo ra chuỗi hoạt động cho đất nước.
Trong số các thỏa thuận được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh, công ty khởi nghiệp KoBold Metals của Mỹ, được liên minh các tỷ phú bao gồm Bill Gates và Jeff Bezos hỗ trợ, đã công bố khoản đầu tư 150 triệu USD để thăm dò và phát triển mỏ đồng - coban Mingomba được cho là lớn nhất thế giới của Zambia.
Nhiều nhà phân tích cho rằng động thái Mỹ tham gia cuộc đua xe điện ở DRC và Zambia đã đưa quốc gia này vào thế cạnh tranh trực tiếp với Bắc Kinh – trước đó đã có các khoản đầu tư khai thác khổng lồ ở hai quốc gia châu Phi.
Cho đến nay, DRC là nhà sản xuất coban lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 70% sản lượng toàn cầu. Quốc gia này cũng rất giàu tài nguyên kim cương, vàng, đồng, thiếc, tantalum và lithium. DRC cũng là nhà sản xuất đồng lớn nhất châu Phi. Trong khi đó, Zambia là nhà sản xuất đồng lớn thứ 6 thế giới và là nhà sản xuất kim loại lớn thứ 2 ở châu Phi.
Các công ty Trung Quốc hiện đang khai thác 60% coban của DRC. Coban là một thành phần thiết yếu của pin xe điện, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay.
Lauren Johnston, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Nam Phi, cho biết thỏa thuận giữa Mỹ và hai nước châu Phi là một cách để Washington thâm nhập thị trường khoáng sản tái tạo.
“Trung Quốc chủ yếu chỉ mua nguyên liệu thô. Vì vậy, nếu Mỹ có thể tham gia với một số hoạt động sản xuất gia tăng, có thể điều đó mang lại cho Washington lợi thế chiến lược trong việc tiếp cận nguồn cung cấp khoáng sản”, chuyên gia Johnston nói.
Theo bà Johnston, Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong việc chế biến các khoáng sản sẵn có ở châu Phi cũng như sản xuất pin. “Mỹ sẽ khó bắt kịp khi nhìn từ góc độ sản xuất. Lợi thế duy nhất có lẽ là Mỹ sẽ tiết kiệm được chi phí khi sản xuất ở các nước châu Phi thay vì ở Mỹ. Hãy chờ xem cách các công ty Mỹ vượt qua tất cả thách thức về hậu cần để thực sự thiết lập hoạt động sản xuất tại đây”, bà Johnston cho hay.
Nữ chuyên gia dự đoán thỏa thuận giữa Mỹ và DRC, Zambia có thể trở thành một yếu tố thúc đẩy các công ty Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại khu vực để khẳng định thêm vị thế vững chắc.
Zayn Kalyan, Giám đốc điều hành Infinity Stone Ventures - nhà cung cấp kim loại quan trọng đang được sử dụng trong năng lượng sạch, cho biết các mỏ được tìm thấy ở DRC và Zambia là kim loại cao cấp và kinh tế, ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất khi khai thác.
“Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào việc khai thác tài nguyên ở châu Phi trong 20 năm qua, tuy nhiên, cách tiếp cận và hoạt động kinh doanh của họ trong khu vực không được đón nhận nồng nhiệt và vấp phải sự phản đối”, ông Kalyan cho hay.
“Việc Mỹ thay đổi trọng tâm vào khu vực sẽ biến châu Phi thành một chiến trường trong mối cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
“DRC và Zambia rõ ràng muốn giao dịch với các công ty Mỹ, tuy nhiên, chỗ đứng của người Trung Quốc trong khu vực sẽ khó bị phá vỡ”, chuyên gia Kalyan kết luận.