Tại nước Anh không phải học thuộc lòng một bài văn bài thơ

Tại nước Anh không phải học thuộc lòng một bài văn bài thơ

Share Everywhere

Table of contents

Tommy từng thấy ở quốc gia Anh người ta dán lên tường các dòng chữ “mistakes are great”, “I will learn from my mistakes” để động viên trẻ đừng ngại mắc lỗi.

>> Có ý kiến cho rẵng dạy học sinh làm thơ tốt hơn phân tích

>> Những cản trở giáo dục STEM trong chương trình giáo dục mới

Tommy không dám xem hết đoạn video về cô giáo đánh học sinh ở trường Tiểu học Phan Bội Châu, TP HCM. Nếu một trong những đứa bé đó là con của tôi, có lẽ tôi sẽ không để yên, ngay sau lần đầu tiên cô giáo đánh nó. Vậy do đâu mà ban giám hiệu để bạo lực diễn ra hàng ngày trong trường của mình? Do đâu sự việc phải đến khi phụ huynh đặt #camera quay lén, đưa lên báo thì người ta mới biết?

Thứ nhất

Hội đồng sư phạm đó là một tập thể rời rạc và quản lý kém. Có thể nói nếu ban giám hiệu sát sao trong công việc thì thói quen đánh học sinh này không thể tồn tại trong môi trường sư phạm. Cô đánh trò là hành động hết sức bộc phát, vì đánh bằng tay, đánh cho hả giận, chứ không đánh vì mục đích giáo dục như cô trình bày. Nếu ban giám hiệu không biết sự việc này thì họ không xứng đáng ngồi ở vị trí quản lý nữa. Còn nếu họ biết, nhưng muốn để đoạn video cho cô bẽ mặt thì không những họ phải rời ghế quản lý mà còn cần phải tham gia các lớp học về nhân cách. Vì mỗi ngày trôi qua, để những đứa trẻ vô tội như thế bị đập, bị nhéo, bị tát như thế, thật sự là tội ác.

Thứ hai

Bởi chúng ta không chấp nhận lỗi sai trong học tập. Tôi đã từng thấy ở Anh, người ta dán lên tường các dòng chữ "mistakes are great", rồi "I will learn from my mistakes" ý nói trẻ đừng ngại mắc lỗi, đừng ngại làm sai, vì các con sẽ học từ những cái sai đó. Dĩ nhiên, cái sai ở đây là sai do mình dám thử, dám làm trong học tập.

Còn ở nước ta, nhìn bảng điểm thấy điểm dưới trung bình là thầy cô liên lạc với phụ huynh, rồi cha mẹ bắt đầu lo tìm gia sư, tìm chỗ cho con đi học thêm và thời gian nghỉ ngơi của đứa trẻ dĩ nhiên bị rút ngắn đáng kể. Đó là vì chúng ta không chấp nhận cho trẻ làm bài sai, chúng ta không chấp nhận lỗi sai trong học tập. Các con được trông đợi là phải làm đúng hết, phải trả lời y như đáp áp, bài kiểm tra phải thuộc làu làu từng câu từng chữ thì thầy cô mới yên tâm (và dễ chấm), cha mẹ mới yên lòng. Chẳng phải có rất nhiều trường tuyển học sinh vào lớp 6 mà các điểm Văn, Toán đều phải 10 hết đó sao? Mà vẫn có quá nhiều em "toàn 10" nên phải xét sang điểm tiếng Anh.

Thứ ba

Bởi những đứa trẻ không dám kể với cha mẹ việc mình bị đánh. Có rất nhiều cha mẹ muốn con mình đi học là phải ngoan, phải nghe lời cô răm rắp. Nhưng thực tế, có những đứa trẻ khả năng tập trung không cao, và một điều bình thường là các con không thể nhớ hết những lời cô dặn. Rồi khi ở nhà, con mắc lỗi là bị đánh. Nên nếu con nói với cha mẹ việc con bị đánh ở trường, liệu cha mẹ có bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, hay cho rằng cô đánh là "đúng rồi"? Thật đáng thương cho những đứa trẻ mà khi bị đánh không biết kêu ai!

Thứ tư

Bởi chúng ta thiếu kênh giúp đỡ. Khi con tôi đi học tiểu học ở Anh, con không phải học thuộc bất cứ một bài văn, bài thơ, bài đạo đức gì. Con chỉ ghi nhớ một thứ duy nhất, là bảng cửu chương, nhưng thông qua trò chơi chứ không ngồi "học gạo". Ấy vậy mà một hôm vô tình con đọc vanh vách số điện thoại của một tổ chức bảo vệ trẻ em. Các con được dạy là các con có thể liên lạc với số điện thoại đó, sẽ có người bảo vệ con. Tôi cũng đọc trên báo nhiều vụ cha mẹ mất quyền nuôi con, vì để con ở nhà một mình hoặc làm con ngã. Khi con đi học, con kể với bạn, bạn về nhà kể với cha mẹ bạn và nó được trình báo, hoặc cô giáo phát hiện ra là con không được chăm sóc chu đáo. Trẻ yên tâm vì xung quanh chúng, ngoài cha mẹ, còn có rất nhiều kênh sẵn sàng bênh vực, bảo vệ chúng.

Thứ năm

Bởi sự quá tải trong giáo dục. Trong trường hợp này, các con mới học lớp 2, bàn tay con đang phát triển. Việc phải cầm bút cho chắc và viết những dòng chữ nhỏ theo ô ly và uốn lượn có thể làm bàn tay của con bị đau. Với đứa trẻ 7-8 tuổi thì khả năng tập trung khá ngắn, trong khi kiến thức phải học thì nhiều và các hoạt động giáo dục chưa đa dạng. Hiện nay, chủ yếu là cô nói, trò nghe và làm theo khi ngồi tại chỗ, làm các con chán.

Ai đã thử ngồi học từ sáng đến chiều trong một lớp 50 người sẽ biết! Lớp học của cô giáo này có khoảng 50 em, muốn tổ chức đa dạng các hoạt động cho #học_sinh cũng khó. Cô cũng phải đảm bảo về điểm số, về thành tích nên áp lực này lại dồn sang các con. Các con phải làm theo cô, theo sách, nên không có cơ hội nào cho con thể hiện tính cá nhân, tính sáng tạo, vì con vừa mới làm khác đi là con bị đánh ngay.

Kết luận

Đánh là bạo lực, dạy là giáo dục. Ngày xưa lạc hậu hơn bây giờ nên xem hành vi đánh là giáo dục. Bản thân ngôn từ trong tiếng Việt từ xưa đến nay cũng thể hiện sự không ủng hộ việc đánh học sinh. Tiếng Việt không có từ ghép đánh dạy mà chỉ có từ ghép đánh đấm, đánh đập và dạy dỗ. Bạn bị đánh nhiều khi còn trẻ thơ nhưng có bao giờ bạn tự hỏi: Mục đích của việc đánh là gì? Sao không dùng những kỹ năng sư phạm để dạy dỗ mà phải dùng hành động? Tại sao trẻ nhỏ làm sai thì bị đánh còn người lớn làm sai lại không bị đánh?... Ví dụ, tại sao học sinh không làm bài tập hoặc làm bài tập sai thì bị đánh còn thầy cô đi học lên thạc sĩ hoặc bồi dưỡng giáo viên nếu làm sai bài tập hoặc rớt môn thi lại thì không bị đánh? Tại sao người lớn không hăng say với công việc thì không bị đánh còn học sinh không thích học thì bị đánh? Dựa vào quyền gì và cơ sở khoa học nào để cho rằng trẻ em phạm lỗi thì đáng bị đánh còn người lớn thì không?

Tác giả Tommy

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

THPT Hoa Sen Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

THPT Hoa Sen Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới

Với mong muốn giúp các em học sinh nuôi dưỡng tình yêu với sách, Hệ thống giáo dục Hoa Sen đã đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa bắt đầu từ năm học 2020-2021
Chương trường tiên tiến chất lượng cao tại THPT Hoa Sen - TP Thủ Đức

Chương trường tiên tiến chất lượng cao tại THPT Hoa Sen - TP Thủ Đức

Tự hào là nơi luôn mang đến cho các em một môi trường học tập và rèn luyện lý tưởng, giúp các em phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng
GS Ngô Bảo Châu: Đại học là mảng tối nhất trong bức tranh giáo dục Việt Nam

GS Ngô Bảo Châu: Đại học là mảng tối nhất trong bức tranh giáo dục Việt Nam

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã thẳng thắn chia sẻ với phóng viên VTC về lĩnh vực mà ông cho rằng đó là "mảng tối nhất" của hệ thống giáo dục trong nước.

Banner quảng cáo của trường tư thục tại TP.HCM

Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, rộng rãi, có hồ bơi, sân bóng đá, bóng rổ, cầu lông, phòng tập gym cho học sinh vui chơi và rèn luyện sức khỏe.

Hội thảo IELTS trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức ngày 9.1.2021

Tiến sĩ Stanford Nguyễn Chí Hiếu cho rằng nhiều người viển vông khi coi việc đạt điểm trung bình học tập 9,5 hay IELTS 8.5 là tài năng, năng lực thực sự của trẻ.