Hot girl

Dạy con tự lập theo phương pháp Việt không bắt chước rập khuôn Mỹ, Nhật

Share Everywhere

Table of contents

Là một người bố, tôi luôn cân đo đong đếm giữa "nắm lấy" để lo cho con hay "buông tay" để con tự phát triển, bởi chúng không phải #robot

Chia sẻ về các phương pháp giáo dục đặc biệt: để bé ba tuổi đi chợ một mình ở Nhật hay thanh niên 18 tuổi ra khỏi nhà ở các nước phương Tây để giúp trẻ tự lập từ sớm, nhiều độc giả bày tỏ quan điểm cho rằng cha mẹ Việt không nên bắt chước rập khuôn mà bắt trẻ Việt phải học theo như robot:

Nhập gia tùy tục, đừng làm thái quá lên. Rất nhiều gia đình người Nhật đang sinh sống tại Việt Nam cũng không bao giờ dám cho con nhỏ tự đi ra đường phố, nhưng họ vẫn nói sống ở Việt Nam tốt hơn tại Nhật và không hề nuối tiếc. Trẻ nhỏ ở Nhật do sống trong môi trường an toàn nên việc phải có cách dạy chúng tự lập là cần thiết, nhưng khi ở Việt Nam thì không cần dạy trẻ đã tự hiểu và tự có các kỹ năng thế rồi.

Đồng ý là cần dạy con cách tự lập, nhưng không nên so sánh việc giáo dục con so với nước khác, đặc biệt là Nhật - một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất #châu_Á Họ có rất nhiều điểm cộng trong giáo dục, nhưng không phủ nhận cái giáo dục của họ làm con người phải gồng mình trong cuộc sống và sống phụ thuộc nhiều vào đánh giá của người khác. Là một ông bố hai con, tôi không muốn con mình rơi vào cái tỷ lệ rủi ro đấy, cân đo đong đếm giữa "nắm lấy" để lo cho con và "buông tay" để con phát triển thôi, cái gì quá cũng không tốt.

Tôi từng làm trực tiếp với sếp ở một số công ty của #Nhật_Bản và đang làm cho công ty của #Singapore Cá nhân tôi thấy người Nhật cũng không quá hay ho như những gì mà đa số chúng ta hay ca ngợi. Nếu so với các sếp người Việt và Singapore tôi từng làm thì họ tốt hơn người Nhật rất nhiều, ít nhất thoải mái trong giờ giấc, quan tâm nhân viên và có thể đứng cùng bàn nhậu như hai người bạn. Còn sếp Nhật thì rất trọng trên dưới, dù chỉ trong bữa ăn, lại còn cực kỳ tiểu tiết, nói chung là quá gò ép một cách áp lực không cần thiết, cảm giác họ rất thích nói đạo lý và làm quá mọi chuyện. Chuyện con ba tuổi đi chợ một mình cũng là một sự làm quá. Tất nhiên tôi ủng hộ những cái hay như môi trường và khả năng chịu áp lực tốt của họ, tuy nhiên chúng ta không phải robot và sống để làm việc bán sống bán chết từ lúc ba tuổi.

Những suy nghĩ, suy luận về tuổi trẻ phương Đông, phương Tây tự lập, tôi nghĩ nên dựa trên thực tế. Tôi sinh ra, lớn lên, vào đại học ở Việt Nam, hiện tại đang ở Mỹ hơn 20 năm. Tự lập của tuổi trẻ Việt Nam, tôi nghĩ ai cũng có những người bạn làm gia sư, làm thêm... đó là miêu tả khả năng tự lập của thế hệ trẻ.

Thực tế, thanh niên 18 tuổi ở Mỹ không khác nếu so sánh với Việt Nam. Tuổi 18 đủ quyền quyết định trách nhiệm về mặt luật pháp. Đây là lúc tuổi trẻ và cha mẹ lo về phần giáo dục đại học. Tùy vào học lực và sở thích ngành học, tuổi trẻ có những lựa chọn trường nào, ở đâu? Nếu trường cách xa nhà, hoặc ngoài tiểu bang, thì sinh viên sẽ ở trọ. Ở nhà hay ở xa nhà, thì phần lo kinh phí vẫn có sự giúp đỡ của cha mẹ. Tùy theo thu nhập của cha mẹ, người con có thể được miễn học phí sáu năm, hoặc mượn tiền học 0% lãi suất trong sáu năm, hoặc cha mẹ lo tất cả. Nhìn chung, tất cả thanh niên ở Mỹ đều có điều kiện theo đuổi học đại học và sau đại học, chỉ có điều là họ có muốn đi học hay không?

Đây chỉ là một khía cạnh nhỏ về chuyện tự lập của tuổi trẻ. Trong xã hội, tất nhiên sẽ có những khác biệt, có những cá biệt. Chuyện tự lập có sự chịu ảnh hưởng của xã hội, và gia đình. Sự so sánh giữa phương Đông phương Tây, tôi nghĩ không có gì khác, cả hai đều dựa trên sự phát triển, tình nghĩa trong gia đình, và mong muốn một xã hội an lành nhân nghĩa và hạnh phúc".

Dạy con tự lập không phải 'ném con ra đường'

Khoan nói đến việc văn hóa Tây - ta, đúng - sai thế nào, nhưng điều mà nhiều người Việt thấy rõ là các xã hội phương Tây phát triển hơn ta, mặc dù không phải là hoàn hảo nhưng cũng đủ khiến nhiều người phải gửi con cái sang du học. Sự phát triển của phương Tây chắc hẳn có sự đóng góp không ít của giáo dục, nhất là cách dạy con từ thuở nhỏ của các cha mẹ.

Có nhiều thứ không thể đơn giản chỉ dùng cảm tính để đánh giá mà phải dùng lý trí. Tình thương (ngay cả đối với con cái) nếu biết đặt đúng chỗ sẽ tạo ra một người con hiếu thảo, nếu đặt sai chỗ sẽ tạo ra một đứa con hư hỏng, dựa dẫm. Giáo dục ngày nay không thể làm theo bản năng (của người cha hoặc mẹ) mà còn phải dựa vào khoa học, nhất là trong việc phát triển tâm sinh lý.

Thật sai lầm khi nghĩ rằng các bậc cha mẹ phương Tây "ném con ra đường" mà không có sự giám sát, định hướng, khuyên bảo. Cũng giống như khi học bơi, bạn không thể bơi thay con, nhưng việc bạn luôn ghé mắt xem nó vẫy vùng, cố gắng tìm cách nổi trên mặt nước và khi nó đuối sắp chìm thì bạn ra tay cứu giúp. Bằng cách đó, con bạn có được cảm giác nước, cảm giác nổi và nó sẽ học được nhiều bài học tốt hơn.

Mục tiêu cao nhất của giáo dục

Mục tiêu cao nhất của giáo dục là tạo ra tính tự lập, để con cái bạn biết phải làm gì khi chúng ở một mình, khi chúng phải "bơi" trong cuộc đời. Tình thương của cha mẹ không thể theo con cái hoài suốt đời và cha mẹ cũng không đủ sức để bao bọc con cái mãi. Tự lập có cái khó của nó nhưng con cái sẽ tồn tại được. Thương con bằng cách bao bọc trong vòng tay từ nhỏ thì chẳng khác nào hại con.

Sẽ thật buồn khi thấy một con chim tách đàn và bay đi, nhưng hãy vui vì nó khỏe mạnh và có thể tự kiếm ăn được. Bạn đừng lo, con người khác con vật nhiều, con người sẽ không bay đi mãi mà họ còn có nguồn cội, có gia đình và con cái sẽ quay về với nơi chúng được sinh ra. Nếu bạn biết cách giáo dục thì tự lập không có nghĩa là bớt đi tình cảm gia đình, mà có khi còn tăng cường tính gắn kết của các thành viên trong một nhà.

Và nếu bạn muốn biết cách nào thì bạn phải học hỏi, phải đọc sách, và đừng tự huyễn hoặc rằng mình chẳng cần kiến thức, chỉ cần làm theo bản năng là đủ. Con người là một động vật phức tạp, do đó, giáo dục một con người đòi hỏi không chỉ tấm lòng là đủ, mà còn phải kiên nhẫn, hiểu biết và kỷ luật.

Tác giả Tommy

Bạn thấy bài viết này như thế nào?

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

(Tải về) Tài liệu Robot tiếng Việt

Thuật ngữ robot được sinh ra từ trên sân khấu, không phải trong phân xưởng sản xuất. Những robot xuất hiện lần đầu tiên trên ở trên NewYork vào ngày 09/10/1922