Everest Education - trả góp học phí lãi suất 0% cho các khóa học
Gạt nỗi lo tài chính, đồng hành cùng con phát huy tối đa tiềm năng học tập trong năm học mới!
Trả góp học phí lãi suất 0% cho các khóa học tại Everest Education, áp dụng cho thẻ tín dụng của 24 ngân hàng
Toán Singapore: Ứng dụng phương pháp CPA (Concrete - Pictorial - Abstract) từ Singapore, giúp học sinh hiểu rõ bản chất bài học, xây dựng nền tảng kiến thức Toán vững chắc.
Ngữ Văn Anh: Phát triển toàn diện các kỹ năng Anh ngữ trong môi trường 100% tiếng Anh, tự tin làm chủ môn tiếng Anh ở các chương trình tích hợp, song ngữ, quốc tế hoặc đi du học.
*Chương trình học phù hợp cho học sinh từ lớp 2 - lớp 12.
Tìm hiểu thêm tại: https://e2.com.vn/vi/
Hotline: 0858 32 32 32
#Coronavirus đã tái định hình nền kinh tế và lực lượng lao động một cách rõ rệt, đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.
Trước một xã hội công nghệ thông tin khó lường và biến đổi không ngừng, cha mẹ cần phải chuẩn bị cho con những kỹ năng gì để có thể không bị tụt hậu trong thị trường lao động khắc nghiệt ở tương lai.
Phần lớn những thứ trẻ em học được tại thời điểm hiện tại có thể sẽ không còn phù hợp vào năm 2050.
Đó là lý do vì sao đây là lúc thích hợp để giúp trẻ xây dựng các kỹ năng cần thiết để thích ứng với tương lai. Con sẽ cần những gì để tìm được một công việc tốt, nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh và tìm ra định hướng trong cuộc sống?
1. Kỹ năng đặt câu hỏi (Asking question)
Phụ huynh có thể thắc mắc vì sao “đặt câu hỏi” lại được xem là một loại kỹ năng, thậm chí còn là kỹ năng cần thiết hàng đầu? Nhưng chẳng phải tất cả những phát kiến vĩ đại nhất mọi thời đại đều được phát minh từ những người dám đặt câu hỏi “Tại sao” và “Nếu như” đó sao?
“Người máy được sử dụng cho mục đích gì?” “Làm thế nào tôi có thể sử dụng công nghệ để chuyển tiền cho một người cách nửa vòng trái đất?” Câu trả lời cho những câu hỏi trên ở thời điểm này hoàn toàn khác biệt với những gì được công nhận cách đây 5 năm. Và chắc chắn trong tương lai, chúng sẽ còn thay đổi nhiều hơn nữa.
“Tại sao” là một câu hỏi nhỏ đầy quyền năng, và có khả năng gợi mở nhiều điều thú vị. Khi trẻ bắt đầu đặt những câu hỏi đồng nghĩa với việc chúng đang tìm hiểu và học hỏi. Trẻ đang tìm kiếm những lý do thực sự của mọi việc, chính điều này giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức và sau đó nêu lên những ý tưởng mới. “Đặt câu hỏi” là một phương pháp đặc biệt hiệu quả để phát triển một ý tưởng. Nó giúp chúng ta tìm hiểu, khám phá những điều chưa biết và thích ứng với sự thay đổi.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ dường như chưa thấy được sự cần thiết của kỹ năng này. Trong một thế giới thông tin như ngày nay, việc tìm ra câu trả lời đúng trở nên kém quan trọng hơn cả việc đặt câu hỏi đúng cách. Trẻ em nên biết cách tìm kiếm, nghiên cứu và định hình câu hỏi mà chúng đang thực sự muốn hỏi.
Trẻ em vốn dĩ luôn tò mò về mọi thứ, chúng đặt ra rất nhiều câu hỏi và nhanh chóng tìm một ai đó để hỏi. Cha mẹ cần giúp trẻ trong việc đặt câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi hữu ích cho việc học của trẻ và chuẩn bị câu trả lời của riêng cha mẹ về những câu hỏi ấy. Nếu cha mẹ không biết câu trả lời, hãy cùng trẻ tìm hiểu nhanh để tìm ra đáp án. Đừng phớt lờ hay bỏ qua những điều trẻ muốn hỏi, hãy tạo dựng một môi trường mà việc đặt câu hỏi luôn được chào đón chính trong gia đình của bạn. Những câu hỏi “Cái gì thế”, “Tại sao” và “Như thế nào” có thể tốn chút thời gian và nỗ lực của bạn để trả lời, nhưng sẽ giúp trí thông minh phát triển lâu dài.
2. Năng lực thích ứng (Adaptability)
Từ câu chuyện về Kodak và Nokia, những gã khổng lồ gần như bị lãng quên trong chính ngành công nghiệp của họ, chúng ta thấy rằng việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định mà lĩnh vực ấy đang trải qua sự gián đoạn quy mô lớn, là một việc rất bấp bênh. Chúng ta cần thế hệ tương lai thoát khỏi lối tư duy cứng nhắc và khuôn mẫu, những người trẻ cần bắt kịp những thay đổi và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có. Nếu Covid-19 để lại cho chúng ta một bài học, đó chắc chắn là khả năng thích ứng. Đó là chìa khóa để chúng ta tồn tại. Trẻ em cần thích nghi để bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, đơn giản vì chúng ta không thể biết trước điều gì sắp xảy ra.
Theo nhà Thomas Frey từ Học viện Da Vinci ở Colorado, “Dù con bạn làm bất cứ công việc gì, chúng sẽ cần phải thích nghi để bắt kịp với những thay đổi.”
Hãy giúp trẻ học cách kiên cường và thích nghi với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Nếu trẻ gặp phải những việc không diễn ra như kế hoạch, chúng ta hãy để trẻ thay đổi. Hãy cho trẻ biết rằng những thứ trẻ quan tâm hay yêu thích là không có giới hạn. Ví dụ trong một cuộc đá bóng, hôm nay con có thể là người giữ khung thành, ngày mai trở thành người chơi bên cánh sân bóng. Cả hai vị trí này đều có vai trò quan trọng khác nhau, chứa đựng những thử thách khác nhau, nhưng cả hai đều bổ ích và thú vị. Ngoài ra, hãy giúp trẻ vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề và thái độ tích cực để tìm cách vượt qua. Người chơi có thể giữ nhiều vai trò linh hoạt là người có nhiều cơ hội giành lấy chiến thắng nhất.
3. Sáng tạo, đổi mới và trí tưởng tượng (Creativity, innovation & imagination)
Mặc dù người máy và máy tính chắc chắn sẽ được dùng trong nhiều công việc trong tương lai, nhưng người máy vẫn thiếu những phẩm chất của con người như óc sáng tạo và trí tưởng tượng. Kiến trúc sư, kỹ sư hoặc nhà thiết kế có thể “nhân hóa” những cỗ máy này, và đây chính là lúc sự sáng tạo xuất hiện.
Mặc dù các kỹ năng như phân tích và diễn giải dữ liệu có thể sẽ phát triển theo nhu cầu, nhưng nó sẽ liên quan đến nhiều vấn đề khác hơn là xử lý số liệu. Louise Watts, đồng giám đốc và sáng lập của Transition Hub cho biết: “Chúng tôi không còn quan tâm đến việc chỉ đơn giản là thu thập dữ liệu nữa, chúng tôi muốn sử dụng nó để đưa ra các quyết định sáng suốt.”
Sáng tạo và đổi mới được hiểu là sự cởi mở khi tham gia vào một công việc đầy rủi ro và có thể không dẫn đến bất cứ điều gì có ý nghĩa, nhưng nó có thể tạo ra một kết quả đáng kinh ngạc. Thông thường, chúng ta loại bỏ một ý tưởng hoặc hành động được cho là không thể thực hiện được ngay từ đầu. Sự thật là chúng ta không nên triệt tiêu động lực ngay từ đầu, chúng ta nên khuyến khích kiểm soát mọi việc và điều chỉnh ý tưởng trong suốt quá trình.
Khuyến khích trẻ tự chơi và làm bất cứ món đồ thủ công là một cách tuyệt vời để trẻ khám phá trí tò mò của mình. Nếu trẻ cần được khuyến khích, hãy chọn một ngày trong tuần làm ngày-sáng-tạo. Hãy biến một bức tường thành một phòng trưng bày mini các tác phẩm của trẻ. Cha mẹ còn có thể đặt một bảng trắng hoặc bảng ghim trong nhà bếp để trẻ có thể trang trí hàng ngày.
4. Tính kiên cường (Resilience)
Có nhiều đứa trẻ rất sợ sự thất bại. Nhưng những cơn lốc trong nền kinh tế toàn cầu trong tương lai cần những cải tiến và thay đổi liên tục. Tất nhiên, không ai trong chúng ta thích thất bại, nhưng học cách tìm ra điểm thiếu sót và cải thiện chúng đang trở thành một kỹ năng quan trọng. Đó là lý do vì sao ở Everest Education, chúng tôi rất tâm huyết và yêu thích việc áp dụng các mô hình học tập theo dự án (project-based learning) để học sinh có cơ hội được sáng tạo, thử sai và cải tiến. Các mô hình này là một công cụ học tập tốt, hơn hẳn việc chỉ dạy các em trả lời chính xác cho những câu hỏi cụ thể một cách máy móc.
Như Oprah Winfrey đã từng nói: “Con người chỉ có thể thay đổi tương lai của họ bằng cách thay đổi thái độ”. Thái độ tích cực là điều hết sức tuyệt vời, nó quyết định cách người khác nhìn nhận về bạn cũng như cách bạn nhìn nhận về bản thân và thế giới.
Trong giáo dục truyền thống, thành công thường được ví như một trò chơi 2 biến số là “trượt môn” và “qua môn”. Nhưng trong thế giới hiện đại, cha mẹ cần biến việc dạy trẻ thành việc khuyến khích trẻ chấp nhận rủi ro và vững vàng hơn, để chúng học hỏi từ việc thử mọi thứ theo nhiều cách khác nhau trên con đường phát triển bản thân. Cố gắng động viên và dạy trẻ cách tập trung vào những mặt tích cực trong mọi tình huống. Khen ngợi trẻ khi chúng gặt hái thành công hoặc đã nỗ lực của, việc này sẽ giúp cải thiện thiếu tự tin ở trẻ.
5. Trí tuệ xã hội (Social intelligence)
Nhiều nguyên mẫu ban đầu của người máy “xã hội” và “cảm xúc” đang xuất hiện trong các phòng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, kỹ năng và cảm xúc xã hội mà chúng có thể thể hiện rất hạn chế. Việc cảm nhận cũng phức tạp như việc tạo ra xúc cảm. Cũng giống như những cỗ máy chúng ta đang chế tạo không phải là những cỗ máy tạo ra xúc cảm, những robot “xã hội” và “cảm xúc” càng không phải là những cỗ máy cảm nhận.
“Các kỹ năng xã hội, như kỹ năng thuyết phục, trí tuệ cảm xúc và kỹ năng giảng dạy, sẽ có nhu cầu cao hơn so với kỹ năng kỹ thuật, như lập trình hoặc vận hành và điều khiển thiết bị.”, theo nghiên cứu về Tương lai của các ngành nghề từ World Economic Forum.
Những nhân viên có trí tuệ xã hội có thể nhanh chóng đánh giá cảm xúc của những người xung quanh và điều chỉnh lời nói, giọng điệu và cử chỉ của họ cho phù hợp. Đây luôn là kỹ năng quan trọng đối với những người lao động cần sự cộng tác và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi chúng ta cộng tác với những nhóm người lớn hơn ở các môi trường khác nhau. Trí tuệ cảm xúc và chỉ số thông minh xã hội của chúng ta được phát triển qua hàng thiên niên kỷ sống theo nhóm sẽ tiếp tục là một trong những tài sản quan trọng mang lại cho con người lợi thế so với máy móc.
Trí tuệ xã hội không chỉ mang lại cho trẻ sự thành công mà còn đảm bảo cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn. Trau dồi trí tuệ xã hội ở trẻ bằng cách để chúng tương tác với những người bạn cùng độ tuổi, thông qua các buổi gặp mặt hoặc hoạt động ngoại khóa. Chúng ta cần dạy chúng nhận biết cảm xúc của người khác, thể hiện sự tử tế và dành thời gian để thực sự lắng nghe, phát triển khả năng kết nối với nhau theo cách khoan dung và ý nghĩa. Nắm vững cách đối mặt với các tình huống khó khăn sẽ khuyến khích trẻ phát triển trí tuệ về mặt xã hội và cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ. Việc này giúp ích trẻ trong việc trở thành một nhà lãnh đạo tự tin, chu đáo và thấu hiểu trong tương lai.
Tương lai nằm trong tay con
Yuval Noah Harari – tác giả của những quyển sách bán chạy “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 Bài học cho thế kỷ 21” – từng nói trong cuốn sách của mình: “Để theo kịp thế giới năm 2050, bạn sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa, không chỉ dừng ở việc phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới, mà trên hết, hãy tái tạo bản thân nhiều lần.”
Để tồn tại và phát triển trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay, điều mà những đứa trẻ chọn học sẽ kém quan trọng hơn những kỹ năng mà chúng xây dựng. Chúng sẽ cần rất nhiều sự linh hoạt về tinh thần và sự cân bằng cảm xúc. Chúng sẽ phải nhiều lần từ bỏ một số điều và học cách thoải mái tìm hiểu với những điều chưa biết. Ngoài ra, chúng ta không nên chỉ bổ sung kiến thức ngày nay cho những đứa trẻ, vì biết đâu ngày mai, những kiến thức này sẽ trở nên khô khan và lỗi thời. Chúng ta có thể khơi dậy trí tò mò nhằm phát triển các kỹ năng như tính kiên cường, sự linh hoạt, sự thích nghi để thích ứng và xây dựng tương lai, để những đứa trẻ trở nên tốt hơn.
Tương lai thuộc về con cái chúng ta, trẻ chỉ cần một tâm hồn rộng mở và trí tò mò để đón nhận chúng.