Tập tành tìm hiểu Amazon Route 53

Tập tành tìm hiểu Amazon Route 53

Share Everywhere

Table of contents

Để xây dựng một hệ thống dựa trên nền tảng Cloud Amazon Web Services - AWS. Ngoài các dịch vụ phổ biến như: Elastic Compute Cloud - EC2, Simple Cloud Storage - S3, Amazon Virtual Private Cloud - VPC, Amazon Relational Database Service - Amazon RDS, AWS Lambda ...không thể không nhắc đến Amazon Route 53.

Amazon Route 53 là dịch vụ web về Domain Name System (DNS), hệ thống tên miền có khả năng mở rộng và khả dụng cao. Được phát hành vào ngày 5 tháng 12 năm 2010. Được thiết kế để cung cấp cho các nhà phát triển và doanh nghiệp một cách cực kỳ đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí để định tuyến cho người dùng cuối với các ứng dụng Internet bằng cách dịch tên miền như www.example.com sang các địa chỉ IP số như 192.0.2.1 mà các máy tính sử dụng để kết nối với nhau.

  • Amazon Route 53 tương thích hoàn toàn với IPv6.
  • Amazon Route 53 có DNS server ở khắp thế giới.
  • Amazon Route 53 là dịch vụ AWS Managed, được thiết kế tự động mở rộng để xử lý lượng truy vấn rất lớn mà không cần sự can thiệp của người dùng.

Amazon Route 53 cũng cung cấp tính năng Đăng ký tên miền – bạn có thể mua và quản lý tên miền. Amazon Route 53 sẽ tự động định cấu hình cài đặt DNS cho tên miền của bạn.

Ở mức độ toàn cầu, Route 53 cung cấp 3 giải pháp để quản lý lưu lượng truy cập:

  • Dựa trên độ trễ (latency)
  • Dựa trên khoảng cách địa lý
  • Dựa theo thuật toán điều phối vòng tròn (Weighted Round Robin).

3 phương pháp này có thể kết hợp đồng thời nhằm giải quyết vấn đề chịu lỗi (failover) của DNS nhằm tạo ra một kiến trúc có độ trễ thấp và chịu lỗi tốt.

Các loại định tuyến của Route 53

  • Simple routing policy – Sử dụng cho một tài nguyên duy nhất thực hiện một chức năng nhất định cho tên miền của bạn, ví dụ: máy chủ web phục vụ nội dung cho trang web example.com.
  • Failover routing policy – Sử dụng khi bạn muốn cấu hình chuyển đổi dự phòng thụ động.
    Geolocation routing policy – Sử dụng khi bạn muốn định tuyến người dùng dựa vào vị trí địa lý
  • Geoproximity routing policy – Sử dụng khi bạn muốn định tuyến lưu lượng dựa trên vị trí của tài nguyên của mình và, tùy ý, chuyển lưu lượng truy cập từ tài nguyên ở vị trí này sang tài nguyên khác.
  • Latency routing policy – Sử dụng khi bạn có tài nguyên trong nhiều Vùng AWS và bạn muốn định tuyến lưu lượng truy cập đến khu vực cung cấp độ trễ tốt nhất.
  • Multivalue answer routing policy – Sử dụng khi bạn muốn Route 53 trả lời các truy vấn DNS với tối đa tám bản ghi healthy (khoẻ mạnh) được chọn ngẫu nhiên.
  • Weighted routing policy – Sử dụng để định tuyến lưu lượng truy cập đến nhiều tài nguyên theo tỷ lệ mà bạn chỉ định.

Lợi ích mang lại:

  • Tính khả dụng và độ tin cậy cao
  • Linh hoạt
  • Thiết kế tương thích để sử dụng cùng những dịch vụ AWS khác
  • Đơn giản
  • Nhanh
  • Chi phí hợp lý
  • Bảo mật
  • Quy mô linh hoạt
  • Đơn giản hoá đám mây lai( Hybrid cloud)
router 53

Chi Phí sử dụng:

Với Amazon Route 53, bạn không phải thanh toán bất kỳ khoản phí trả trước nào cũng như cam kết số lượng truy vấn mà dịch vụ này sẽ giải đáp cho miền của bạn. Giống với các dịch vụ AWS khác, Khách hàng trả phí theo nhu cầu và chỉ thanh toán cho những gì bạn sử dụng:

  • Quản lý các vùng được lưu trữ: Bạn thanh toán phí hàng tháng cho từng vùng lưu trữ được quản lý bằng Route 53.
  • Giải đáp truy vấn DNS: Bạn phát sinh phí cho mọi truy vấn DNS được dịch vụ Amazon Route 53 giải đáp, trừ những truy vấn gửi đến bản ghi Alias A được ánh xạ lên các phiên bản Elastic Load Balancing, phân phối CloudFront, môi trường AWS Elastic Beanstalk, API Gateway, điểm cuối VPC hoặc bộ chứa trang web Amazon S3, tất cả được cung cấp và không bị tính thêm phí.
  • Quản lý tên miền: Bạn trả phí hàng tháng cho mỗi vùng lưu trữ được quản lý bằng Route 53.
Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Khám phá FinOps

Khám phá FinOps - công nghệ đám mây

Nhiều doanh nghiệp ngày nay lựa chọn chuyển sang công nghệ đám mây với hi vọng đạt được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ nhờ tiềm năng về hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn của công nghệ này.
Microservices Roadmap

Microservices Roadmap

- Kafka, RabbitMQ, Amazon SQS: Efficient and reliable message brokers for seamless communication between microservices.
The Data Analyst Roadmap

The Data Analyst Roadmap

**Database Knowledge**: Gain proficiency in working with databases like MySQL, PostgreSQL, or MongoDB.
Architectural patterns in software design

Architectural patterns in software design

Choose the architecture that aligns with your application's unique needs and goals. Each pattern offers a tailored approach to elevate your software system!
Exploring the Technological Marvel Behind Netflix

Exploring the Technological Marvel Behind Netflix

Ever wondered about the tech wizardry that powers your binge-watching adventures on Netflix?