Làm thế nào để bày tỏ niềm tự hào, tự tôn dân tộc?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BÀY TỎ NIỀM TỰ HÀO, TỰ TÔN DÂN TỘC ?
Qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý giá, thiêng liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam.
>> Chương trình học tập trải nghiệm THPT Tân Phú năm 2020
>> Học tập trải nghiệm, mở rộng không gian lớp học trong môn Ngữ Văn năm 2020
Môn Văn học trong nhà trường có giá trị giáo dục rất to lớn như M. Goorki đã nói “Văn học là nhân học” học văn chính là học cách làm người đồng thời môn văn học làm cho con người phát triển toàn diện. Giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ nói riêng là hướng tới xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng của dân tộc.
Niềm tự hào, tự tôn dân tộc được thể hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng đến với giờ học Ngữ văn - lớp 10A6 và tham gia tiết học “TỎ LÒNG” của tác giả Phạm Ngũ Lão nhé!
Trò chơi KAHOOT đầu giờ học, học sinh các nhóm hào hứng khởi đầu cho tiết học mới.
Học sinh và giáo viên lớp được dịp giao lưu với Phạm Ngũ Lão thông qua phần SẮM VAI của nhóm 1 để có những hiểu biết về ông, lòng yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc thông qua những chiến công lẫy lừng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên và sự nghiệp sáng tác văn thơ của ông.
Bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc còn được hiểu và thể hiện cụ thể qua phần THUYẾT TRÌNH đến từ các nhóm.
Nhóm 2 đem đến hình ảnh người tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân tạo ra hào khí dân tộc thời Trần “hào khí Đông A” - thông qua đó học sinh được hiểu và cảm nhận lòng tự hào về thời kì hào hùng của đất nước.
Nhóm 3, 4 sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi” cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
Củng cố bài học thông qua trò chơi NHANH NHƯ CHỚP, thách thức sự nhanh nhẹn và hiểu bài của các em.
Qua buổi học các em đã có câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc?” qua đoạn VIDEO phóng sự “tinh thần quả cảm của các chiến sĩ công an trong đợt bão lũ miền Trung” trong phần này càng giúp cho các em hiểu được rằng ở mỗi thời kì khác nhau, nhân dân ta sẽ thể hiện lòng yêu nước khác nhau và tất cả đều có tác dụng bồi đắp niềm tự hào và tự tôn dân tộc.
Ngoài việc tiếp cận tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được vẻ đẹp của người anh hùng vệ quốc quân hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách cao lớn Hào khí của thời đại Đông A, học sinh còn được giáo dục niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Muốn vậy, thế hệ kế tiếp hôm nay càng phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để từ đó tiếp tục bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Như vậy mới thầy được rằng giáo dục truyền thống luôn là giá trị vĩnh hằng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.