Giảng dạy và giao lưu với sinh viên, học viên tại Khoa Toán – Tin học

Giảng dạy và giao lưu với sinh viên, học viên tại Khoa Toán – Tin học

Share Everywhere

Table of contents

Giáo sư Phan Thành Nam

Giảng dạy và giao lưu với sinh viên, học viên tại Khoa Toán – Tin học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.

Giáo sư Phan Thành Nam, người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng toán học châu Âu năm 2020, đã có hai buổi (17-18/10) giảng dạy về chủ đề “Xấp xỉ bán cổ điển cho toán tử Schrödinger” cho hơn 80 sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tham dự (cả trực tiếp và trực tuyến). Mặc dù, đây là chủ đề khó nhưng giáo sư đã trình bày rất thú vị, giải thích cả kỹ thuật và động lực. Sự tương tác giữa giáo sư và người học rất cởi mở, nhiệt tình với câu hỏi của từng bạn, lắng nghe không bỏ sót từ nào của mỗi câu hỏi, dù câu hỏi có chút “ngộ ngộ” thầy vẫn vui vẻ trả lời theo hướng tôn trọng ý tưởng mới.

>> Xấp xỉ bán cổ điển cho toán tử Schrödinger

Nhân dịp này, Giáo sư Nam có buổi trao đổi với các giảng viên trong Khoa một số về vấn đề như dạy Toán đại học tại Đức, phối hợp cùng giảng viên trong Khoa dạy một học phần chính thức (có tính tín chỉ), đồng hướng dẫn với giáo viên của Khoa trong thời gian tới. Là một cựu sinh viên xuất sắc lớp Cử nhân tài năng khóa 2003; cựu học viên khóa 2007 và thủ khoa khóa đầu tiên của Chương trình thạc sỹ Toán ứng dụng Pháp Việt, Giáo sư Nam đã có buổi giao lưu với các sinh viên ở lớp Cử nhân tài năng và học viên của chương trình Thạc sỹ Toán ứng dụng Pháp Việt.

Giáo sư Dương Minh Đức

Tại buổi giao lưu, Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm học đươc từ Giáo sư Dương Minh Đức: “Các bạn tự chứng minh lại các định lý có sẵn, chắc chắn 99% bạn sẽ không chứng minh được. Nhưng thường khi chứng minh không được các bạn sẽ thấy được điểm khó chỗ nào. Khi mình tách được điểm khó ra, mình sẽ phân biệt được điểm mới giữa định lý này và định lý trước đó mình biết. Khi các bạn thấy được điểm khó rồi sau đó đọc phần chứng minh thì lúc đó các bạn hiểu được kỹ thuật mới trong định lý đó là gì.

- Khi học theo kiểu đó, mình sẽ nhận ra có rất ít kỹ thuật, trong toán thường dùng đi dùng lại, thỉnh thoảng mới có một kỹ thuật mới.

- Khi mình học kiểu đó thì mình hiểu được ý tưởng rõ ràng hơn.

Mình càng học nhiều thì mình càng lại thấy sự ghi nhớ ít bởi vì những ý tưởng đã nằm chỗ này chỗ kia rồi, mình thấy được mình có thể kết nối với nhau”.

Qua những câu trả lời từ những trải nghiệm thực tế giáo sư đã truyền sự tự tin, động lực rất lớn cho các đàn em vững bước đi theo con đường đã chọn.

Ngoài ra, còn có một số ý khác Giáo sư Nam đã chia sẻ tại buổi giao lưu: “Nền tảng kiến thức Toán các em được học tại Khoa đủ để học các chương trình Toán ở các nước khác. Chương trình Cử nhân tài năng tại Khoa là một trong những chương trình rất thành công khi hằng năm có nhiều sinh viên giỏi xuất sắc; Chương trình Thạc sỹ Toán ứng dụng Pháp Việt là chương trình uy tín, rất hay, học viên chỉ cần một năm có thể lấy bằng Thạc sỹ do đại học Pháp cấp có giá trị trên toàn Châu Âu. Với tấm bằng này, các em có thể nộp hồ sơ xin học bổng Tiến sỹ tại các trường đại học ở Châu Âu dễ dàng, ngoài những học bổng các Đại học Pháp cấp”.

Cuối cùng Giáo sư Nam cũng nhắn nhủ đến các đàn em: “Làm nghiên cứu và muốn học sâu hơn yếu tố quan trọng nhất là các bạn phải lì lợm, kiên trì và thất bại rất nhiều nhưng vẫn bình tĩnh thì các bạn mới thành công được”.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?
3 reactions

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Thảo Vân - Nữ sinh trúng học bổng Mỹ hơn 8,5 tỷ đồng

Thảo Vân - Nữ sinh trúng học bổng Mỹ hơn 8,5 tỷ đồng

Thảo Vân thở phào nhẹ nhõm khi giành suất học bổng đến Mỹ, sau những căng thẳng trong quá trình làm hồ sơ và trượt ở vòng tuyển sinh sớm.
Đạt tại lễ tốt nghiệp WIT, tháng 8/2018

Vượt biến cố trở thành kỹ sư lương 200.000 USD ở Amazon

Trước khi trở thành kỹ sư tại Amazon với lương hơn 200.000 USD (4,7 tỷ đồng) sau thuế mỗi năm, Bắc Đạt suýt dang dở giấc mơ Mỹ khi gia đình phá sản.
5 kinh nghiệm của cô gái trúng tuyển 8 đại học hàng đầu Mỹ

5 kinh nghiệm của cô gái trúng tuyển 8 đại học hàng đầu Mỹ

Dưới đây là 5 kinh nghiệm giúp Minh Anh chinh phục thành công loạt học bổng thạc sĩ tại Mỹ:
10 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới

10 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đứng đầu về đào tạo, nghiên cứu nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin năm 2023.
10 đại học đào tạo Y khoa tốt nhất thế giới

10 đại học đào tạo Y khoa tốt nhất thế giới

Đại học Harvard tiếp tục giữ vị trí số một thế giới về đào tạo và nghiên cứu Y khoa, 8 trong 9 trường còn lại đến từ Mỹ và Anh.