Tất cả các mốc phát triển của bé 0-1 tuổi mà bố mẹ cần quan tâm

Chia sẻ cột mốc phát triển của bé 0-1 tuổi cho bố mẹ

Share Everywhere

Table of contents

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi vượt bậc, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để lưu tâm đến những dấu mốc phát triển của bé nhé!

Đây chính là một “cẩm nang” đầy đủ về các dấu ấn của bé trong năm đầu đời. Bố mẹ hãy căn cứ vào đó để theo sát sự phát triển của con yêu nhé!

Bé sơ sinh

Thể chất:

  • Có những phản xạ như mút bú và giật mình.
  • Cử động chân tay không kiểm soát.

Nhận thức:

  • Học những điều mới thông qua cảm giác, hình ảnh, âm thanh, mùi.
  • Bắt đầu lặp lại những động tác giúp phát triển não bộ và trí nhớ.

Cảm xúc và xã hội:

  • Bắt đầu quen được vỗ về.
  • Bắt đầu gắn bó với người chăm sóc mình.
 
Tay chân của bé trong giai đoạn này thường khó để yên.
Tay chân của bé trong giai đoạn này thường khó để yên.

Bé 3 tháng tuổi

Thể chất:

  • Nếu được đặt nằm sấp thì có thể chống tay lên.
  • Tự ngóc đầu lên trong thời gian ngắn mà không cần trợ giúp.
  • Nhìn theo vật thể trong tầm nhìn hẹp.

Nhận thức:

  • Bắt đầu chú ý theo dõi và nhận ra được khuôn mặt của mọi người.
  • Nhận ra người quen từ đằng xa.
  • Tỏ ra chán (quấy nhiễu) khi làm một việc gì đó quá lâu.
  • Kết hợp tay-mắt, ví dụ: nhìn thấy đồ chơi và với về phía nó.

Cảm xúc và xã hội:

  • Cười tự nhiên.
  • Thích chơi cùng mọi người.
  • Nói ê a.
  • Khóc theo các cách khác nhau để thể hiện nhiều nhu cầu khác nhau (khi đói, mệt, tã ướt)
  • Phản ứng với tình cảm yêu thương.
  • Thể hiện vui buồn.
  • Có thể bắt chước biểu cảm khuôn mặt.
 
Việc nhìn theo khuôn mặt của người khác cho thấy não bộ trẻ đang rất phát triển.
Việc nhìn theo khuôn mặt của người khác cho thấy não bộ trẻ đang rất phát triển.

Bé 5 tháng tuổi

Thể chất:

  • Với lấy và túm đồ vật.
  • Biết lẫy và có thể lật ngược lại.
  • Chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia.

Nhận thức và ngôn ngữ:

  • Tò mò về những thứ ở ngoài tầm với và dõi theo những đồ vật mới lạ.
  • Khám phá mọi thứ bằng cách cho vào miệng.
  • Ọ ẹ nói chuyện với mọi người.
  • Nhận ra tên của mình và phản ứng khi được gọi tên.

Cảm xúc và xã hội:

  • Bắt đầu biết nhận diện và phản ứng với người lạ.
  • Đòi chơi với người chăm sóc mình (bằng cách lè lưỡi, đập tay...).
 
Ở giai đoạn này, khả năng vận động của bé phát triển tới mức bé có thể nắm đồ vật rất chắc.
Ở giai đoạn này, khả năng vận động của bé phát triển tới mức bé có thể nắm đồ vật rất chắc.

Bé 7 tháng tuổi

Thể chất:

  • Lẫy và lăn ngược lại.
  • Ngồi được mà không cần đỡ.
  • Biết “chống đẩy” và trườn tiến lên phía trước.

Nhận thức và ngôn ngữ:

  • Tập đối đáp qua lại với người chăm sóc.
  • Bập bẹ nói các nguyên âm (a, o, e) và bắt đầu biết nói các phụ âm như b và m.
  • Bắt đầu biết thử nghiệm nguyên nhân - kết quả, ví dụ như lắc đồ chơi và xem chuyện gì sẽ xảy ra.

Cảm xúc và xã hội:

  • Thích nhìn vào gương.
  • Dùng âm thanh để bày tỏ vui, buồn, giận.
 
Mức độ vận động của bé phát triển giúp bé có thể trườn về phía trước.
Mức độ vận động của bé phát triển giúp bé có thể trườn về phía trước.

Bé 9 tháng tuổi

Thể chất:

  • Tự vào tư thế ngồi và thay đổi tư thế.
  • Bắt đầu biết bò.
  • Có thể đứng lên nếu được đỡ.
  • Có thể dùng ngón tay để cầm các vật nhỏ lên.
  • Nhìn theo các đồ vật bị rơi.
  • Tìm các vật bị giấu, nhưng chỉ khi bé nhìn thấy bố mẹ đem giấu đi.
  • Chơi ú òa.
  • Bắt đầu hiểu khái niệm “Không”.
  • Nói những từ đơn giản, như mama hay baba.
  • Chỉ trỏ và bắt chước các cử chỉ khác.

Cảm xúc và xã hội:

  • Bắt đầu căng thẳng khi gặp người lạ.
  • Có thể buồn bã khi tách rời khỏi ba mẹ.
  • Có một vài món đồ chơi yêu thích.
 
Khả năng vận động của bé phát triển, bé có thể ngồi trong giai đoạn này.
Khả năng vận động của bé phát triển, bé có thể ngồi trong giai đoạn này.

Bé 12 tháng tuổi

Thể chất:

  • Có thể bước đi nếu được vịn, bám.
  • Có thể đứng một mình.
  • Có thể tự bước đi vài bước.
  • Có thể tự buông đồ vật ra mà không cần trợ giúp.
  • Chỉ trỏ.

Nhận thức và ngôn ngữ:

  • Tìm đồ vật bị giấu.
  • Nhìn theo hoặc chỉ trỏ vào bức tranh khi bố mẹ miêu tả.
  • Đập, ném, lắc đồ vật để xem chuyện gì sẽ xảy ra.
  • Khám phá đồ dùng, cả đúng cách (dùng cốc để uống nước) và sai cách (bỏ đồ chơi vào cốc).
  • Làm theo các chỉ dẫn đơn giản.
  • Biết lắc đầu (thể hiện là “Không”) và vẫy tay.
  • Lặp lại các từ ngữ.

Cảm xúc và xã hội:

  • Biết lên xuống giọng và ngắt nghỉ khi phát ra âm thanh, giống như đang nói chuyện.
  • Biết dùng những từ đơn giản như “mẹ”, “ừ”...
  • Phản ứng với tên gọi.
  • Gắn bó với người mà trẻ yêu mến.
  • Có chút dè dặt trước những thứ lạ lẫm.
  • Dùng cử chỉ hoặc âm thanh để được chú ý.
 
Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ đừng nghĩ là trẻ sơ sinh thì không hiểu gì nhé. Tuy chưa biết tương tác mấy nhưng não bộ của trẻ vẫn đang tiếp nhận rất nhiều thông tin mỗi ngày đấy!
Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Việc cho bé yêu xem sách sẽ trở nên thú vị và hiệu quả hơn nhiều, nếu bố mẹ chú ý đến một số yếu tố dưới đây nhé!
Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi thế nào về nhận thức? Dưới đây là những dấu ấn rất cụ thể.
Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Bé yêu đã lớn hơn một chút rồi! Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bé sẽ có những thay đổi nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, não bộ phát triển thế nào, và khiến bé có những khả năng gì? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!