Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Share Everywhere

Table of contents

Việc cho bé yêu xem sách sẽ trở nên thú vị và hiệu quả hơn nhiều, nếu bố mẹ chú ý đến một số yếu tố dưới đây nhé!

Đọc sách là một kỹ năng, và một sở thích, vô cùng hữu ích. Nó giúp bé nhanh chóng phát triển kỹ năng nói và lắng nghe, cũng như rèn luyện khả năng học tập về sau. Bố mẹ cũng muốn con mình trở thành một người thích đọc sách chứ? Vậy bố mẹ hãy để bé tiếp xúc với sách từ sớm nhé. 

Khi nào thì bố mẹ nên đưa sách cho bé, và bé sẽ phản ứng ra sao?

6-12 tháng tuổi là giai đoạn bé bắt đầu có những suy nghĩ mới, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng vận động cũng như nhận thức. Lúc này, bố mẹ có thể đưa cho con những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của mình. Bé có thể tương tác với sách theo những cách rất ngộ nghĩnh như: cầm và đập vào sách, gặm sách, nhìn bố mẹ đọc và bắt chước một số âm, tập trung chú ý vào cuốn sách dù mỗi lần chỉ vài phút... 

Cách bố mẹ nên đọc sách cùng con

Vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng trong quá trình bé tiếp xúc với sách. Ngoài việc luôn cùng con đọc (xem) sách, bố mẹ cần lưu ý những điều này:

  • Tắt tivi khi đọc sách.
  • Có giờ đọc sách cố định mỗi ngày, ví dụ, trước khi đi ngủ.
  • Đọc sách cùng con ở nơi yên tĩnh, thoải mái.
  • Miêu tả và chỉ vào những tranh ảnh mà bé có hứng thú.
  • Giúp bé lật trang sách.
  • Miêu tả chi tiết trong sách bằng cách tự thể hiện các kiểu nét mặt, hành động và giọng nói.
  • Chơi trò bắt chước các cách tương tác với sách của bé.
 
Bố mẹ hãy biến việc đọc sách thành thói quen tốt cho bé nhé!
Bố mẹ hãy biến việc đọc sách thành thói quen tốt cho bé nhé!

Mỗi ngày chỉ cần 5-10 phút cùng con đọc sách trước khi đi ngủ, là bố mẹ không chỉ giúp bé yêu tạo thói quen tốt, mà còn giảm bớt những khó khăn trong việc ngủ độc lập. Hãy luôn bước cùng con trong hành trình khám phá thế giới tri thức từ những trang sách, bố mẹ nhé!

Bạn thấy bài viết này như thế nào?
0 reactions

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ đừng nghĩ là trẻ sơ sinh thì không hiểu gì nhé. Tuy chưa biết tương tác mấy nhưng não bộ của trẻ vẫn đang tiếp nhận rất nhiều thông tin mỗi ngày đấy!
Tất cả các mốc phát triển của bé 0-1 tuổi mà bố mẹ cần quan tâm

Chia sẻ cột mốc phát triển của bé 0-1 tuổi cho bố mẹ

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi vượt bậc, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để lưu tâm đến những dấu mốc phát triển của bé nhé!
Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Bé yêu đã lớn hơn một chút rồi! Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bé sẽ có những thay đổi nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi thế nào về nhận thức? Dưới đây là những dấu ấn rất cụ thể.
Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, não bộ phát triển thế nào, và khiến bé có những khả năng gì? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!