Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Những gợi ý giúp thúc đẩy sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh

Share Everywhere

Table of contents

Bố mẹ đừng nghĩ là trẻ sơ sinh thì không hiểu gì nhé. Tuy chưa biết tương tác mấy nhưng não bộ của trẻ vẫn đang tiếp nhận rất nhiều thông tin mỗi ngày đấy!

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã sẵn sàng học hỏi xem mình là ai, mình ở đâu, thế giới xung quanh là thế nào. Sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh diễn ra mạnh mẽ thông qua sự tương tác qua lại với bố mẹ, qua những trò chơi đơn giản, những trải nghiệm khác biệt...

Trẻ sơ sinh đang phát triển nhận thức mỗi ngày và nhanh hơn bố mẹ nghĩ

Trẻ phát triển nhận thức như thế nào?

Trẻ sơ sinh tiến bộ rất nhanh. Đầu tiên, trẻ thậm chí không biết rằng bố mẹ đang chăm sóc mình. Nhưng chỉ sau bốn tuần, trẻ sẽ nhận ra và có phản ứng khi nghe giọng bố mẹ. Trẻ cũng sẽ thích khuôn mặt của bố mẹ, thích chăm chú nhìn, nhất là khi bố mẹ nói. Trẻ cũng bắt đầu chú ý để ghi nhớ giọng nói và khuôn mặt bố mẹ.

Bố mẹ nên treo những món đồ chơi có màu rực rỡ ở phía trên cũi hoặc nôi, vì trẻ có thể rất thích nhìn những món đồ này. Đây là lúc trẻ bắt đầu hiểu những khái niệm như màu sắc và chuyển động.

Bố mẹ cần lưu ý là trẻ sơ sinh nào cũng muốn khám phá, nhưng không thể tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc. Vì vậy, khi xung quanh quá đông người, có nhiều âm thanh và hoạt động thì trẻ có thể bị quá tải, mệt mỏi, khó ngủ…

Những món đồ chơi sặc sỡ nhiều màu sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan

Việc vui chơi có tác động thế nào đến sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh?

Những trải nghiệm vui chơi đơn giản, vui vẻ, an toàn và có tương tác là điều mà trẻ sơ sinh cần để phát triển nhận thức, từ đó giúp phát triển khả năng tư duy. Khi bố mẹ chơi đùa với trẻ và đáp lại những tín hiệu của trẻ, trẻ sẽ thấy mình được bảo vệ, được yêu thương. Việc được sống trong môi trường an toàn và ấm áp như vậy sẽ giúp não bộ của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khả năng suy nghĩ, thấu hiểu, giao tiếp, tạo nên các ký ức, xây dựng trí tưởng tượng...

Sự tương tác qua lại giữa bố mẹ với trẻ là phần cực kỳ quan trọng trong việc vui chơi. Khi bố mẹ dành thời gian vui chơi với trẻ thì nhận thức của trẻ sẽ phát triển một cách rất tự nhiên.

Được bố mẹ thường xuyên âu yếm vỗ về cũng giúp trẻ nâng cao nhận thức

Những hoạt động vui chơi giúp trẻ sơ sinh phát triển nhận thức

  • Bố mẹ nên nói chuyện với trẻ thường xuyên, ôm ấp trẻ và nhìn thẳng vào mắt trẻ khi trò chuyện.
  • Đọc truyện, thơ, hát ru hoặc những bài thiếu nhi cho trẻ nghe. Bố mẹ đọc hay hát lặp đi lặp lại cũng được. Đừng lo rằng trẻ sẽ chán. Việc lặp lại chính là cách để trẻ học hỏi.
  • Thể hiện các vẻ mặt khác nhau với trẻ. Ví dụ, khi bố mẹ tròn miệng như chữ O, một số trẻ có thể làm theo.
  • Giúp trẻ nhận biết nhiều thứ khác nhau bằng cách giơ các đồ vật gần mắt trẻ (trong khoảng 30cm).
  • Khi trẻ được vài tuần tuổi trở lên, bố mẹ có thể giơ những món đồ chơi mềm hoặc đồ chơi phát ra âm thanh để trẻ tập với và chạm vào chúng.
  • Nhẹ nhàng nắn chân nắn tay, mát-xa nhẹ nhàng cho trẻ. Bố mẹ cũng có thể chạm vào ngón chân, ngón tay của trẻ và gọi tên các bộ phận cơ thể.
  • Cho trẻ nghe tiếng chuông gió, tiếng chim kêu, tiếng nước chảy và nhiều kiểu âm thanh, âm nhạc khác nhau.
  • Cho trẻ khám phá thế giới bên ngoài bằng cách địu trẻ đi dạo, dùng xe nôi đẩy trẻ đi công viên.
  • Vui đùa trong lúc đi tắm cũng là cách để trẻ phát triển
 

Có rất nhiều hoạt động để trẻ học hỏi trong lúc vui chơi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần để ý đặc điểm tính khí của trẻ để cho trẻ trải nghiệm những điều mới mẻ một cách từ từ, chậm rãi, tránh làm cho trẻ quá tải nhé.

Bạn thấy bài viết này như thế nào?
1 reaction

Add new comment

Restricted HTML

  • Allowed HTML tags: <a href hreflang> <em> <strong> <cite> <blockquote cite> <code> <ul type> <ol start type> <li> <dl> <dt> <dd> <h2 id> <h3 id> <h4 id> <h5 id> <h6 id>
  • Lines and paragraphs break automatically.
  • Web page addresses and email addresses turn into links automatically.

Bài viết liên quan

Tất cả các mốc phát triển của bé 0-1 tuổi mà bố mẹ cần quan tâm

Chia sẻ cột mốc phát triển của bé 0-1 tuổi cho bố mẹ

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi vượt bậc, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để lưu tâm đến những dấu mốc phát triển của bé nhé!
Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé từ 6-12 tháng tuổi

Bé yêu đã lớn hơn một chút rồi! Ở giai đoạn 6-12 tháng tuổi, bé sẽ có những thay đổi nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Lời khyện hãy để sách là bạn của bé từ khi 6 tháng tuổi

Việc cho bé yêu xem sách sẽ trở nên thú vị và hiệu quả hơn nhiều, nếu bố mẹ chú ý đến một số yếu tố dưới đây nhé!
Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Các dấu ấn phát triển nhận thức của bé từ khi sinh ra đến 1 tuổi

Trong năm đầu đời, bé sẽ có những thay đổi thế nào về nhận thức? Dưới đây là những dấu ấn rất cụ thể.
Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Những cột mốc phát triển não bộ của bé 0-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, não bộ phát triển thế nào, và khiến bé có những khả năng gì? Bố mẹ cùng tìm hiểu nhé!